Đăk Ruồng là một xã miền núi thuộc khu vực III, có tổng diện tích tự nhiên là: 6887,97ha, được thành lập theo Nghị định 13/2004, ngày 08/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tách và thành lập phường, xã thuộc thị xã Kon Tum và các huyện Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Kon Plong, tỉnh Kon Tum thì đất tự nhiên của xã Đăk Ruồng là 6.700 ha, 3.155 nhân khẩu. Phía Đông giáp xã Tân lập; Phía Tây giáp xã Đăk Tờ Re; Phía Nam giáp xã Hà Đông - Mang Yang - Gia Lai; Phía Bắc giáp xã Đăk Tờ Lung; nằm trên tọa độ từ 108008'08" đến 108012'44 kinh độ Đông và từ 14022'44 đến 14029'30'' vĩ độ Bắc.
Đăk Ruồng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng phía Tây Trường Sơn, do vậy mang đặc trưng của khí hậu vùng Tây Nguyên, thuộc tiểu vùng khí hậu Kon Tum, có hai mùa rõ rệt giữa các vùng theo độ cao thông thường khi lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm từ 0,5 đến 0,60C. Nhiệt độ trung bình năm 20,30C, tháng cao nhất 32.30C, tháng thấp nhất 16.130C, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm là 120C. Độ ẩm trong các tháng mùa mưa 64,5% – 90,0%, độ ẩm trung bình 78%. Số giờ nắng trung bình năm 2.289,6 giờ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 1801mm, lượng mưa trong năm thấp nhất là 1441mm và cao nhất là 2200mm. Có 2 loại gió chiếm ưu thế là gió Đông Bắc và gió Tây Nam, gió Đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thời tiết mát mẻ, về mùa mưa là từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió trung bình 5,2m/s, tốc độ gió cao nhất là 20m/s. Nhìn chung, khí hậu của xã Đăk Ruồng với nền nhiệt cao ổn định, hầu như không có bão, chịu ảnh hưởng bão và áp thấp gây gió lốc kèm theo mưa to, lượng mưa lớn khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tính đến cuối năm 2022, tổng dân số trên địa bàn xã là 1.406 hộ, 5.814 khẩu; trong đó dân tộc thiểu số 877 hộ, 3.822 khẩu chiếm khoảng 62,38%, gồm khoảng 08 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, chủ yếu dân tộc Tơ Đrá (Xơ Đăng) và Giơ Lâng (Bana). Trên địa bàn xã có tổng số hộ nghèo là 66 hộ nghèo (tỷ lệ 4,91%), hộ cận nghèo là 196 hộ (tỷ lệ 14,59%); có 03 tôn giáo: Công giáo, Phật giáo và Tin lành, hoạt động tôn giáo thuần tuý.
1. Dân cư: Đăk Ruồng là nơi cư trú chủ yếu của hai tộc người chính là Tơ Đrá (Xơ Đăng) và Giơ Lâng (Ba Na), sống trải dọc bên những dòng sông Đăk Bla, Đăk Kôi, Đăk Snghé . Đây là những thành phần cư dân có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà.
2. Kinh tế: Cũng giống như các dân tộc ở Trường Sơn Tây Nguyên, đặc biệt là các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cư dân ở xã Đăk Ruồng trong quá khứ đã tạo ra một nền canh tác nương rẫy độc đáo gắn chặt với rừng. Theo các nhà dân tộc học gọi đó là phương thức "hưu canh luân khoảnh" - một phương thức canh tác ưu việt trong điều kiện canh tác truyền thống vì nó cho phép đất và các thảm thực vật trên đất có điều kiện tái sinh trước khi bước vào một chu trình sản xuất mới. Lúa khô là cây trồng chủ đạo trên đất rẫy, bên cạnh các loại rau, hoa màu, cây ăn quả khác với phương thức phát đốt, chọc, tỉa. Các hoạt động khai thác tự nhiên như săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá ... có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoat đ̣ời thường. Người Tơ Đrá thường cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, nơi thượng nguồn của các con suối, nhưng ngược lại người Giơ Lâng sống ở vùng thấp, nơi có các con sông lớn nhưng kinh tế nông nghiệp nương rẫy vẫn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế, xã hội.
3. Tín ngưỡng- tôn giáo: Người Giơ Lâng hay Tơ Đrá theo tín ngưỡng đa thần và họ gọi chung những vị thần là Yang. Họ phân chia các vị thần ra hai bậc: Thượng Đẳng thần và Hạ Đẳng thần. Trên địa bàn xã có 03 tôn giáo chính đó là: Thiên chúa giáo, Tin lành và Phật giáo, với tổng số 2417 tín đồ.
4. Xã hội: Trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã Đăk Ruồng, người Giơ Lâng và Tơ Đrá là chủ nhân của nền văn hóa truyền thống vẫn đươc̣ bảo lưu gìn giữ cho đến ngày nay. Xã hội cổ truyền của người Giơ Lâng hay người Tơ Đrá xem làng là đơn vị cơ bản và duy nhất. Có thể nói xã hội truyền thống của các cư dân tại chỗ ở đây là một xã hôị của các làng tự trị. Cơ chế quản lý là Hội đồng già làng, gồm những người già đại diện của các hộ trong làng, đứng đầu là Già làng hay còn gọi là Chủ làng - người được Hội đồng đó nhất trí bầu ra. Già làng là người "minh triết" trong làng, thường là người lớn tuổi có nhiều hiểu biết về chữa bệnh, am hiểu phong tục tập quán, có tri thức về rừng núi, thiên nhiên, có đức độ được mọi người tín nhiệm. Già làng và Hội đồng già làng quản lý làng bằng Luật tục, tức một bộ quy tắc, phong tục tập quán nhưng được cộng đồng làng coi như “luật bất thành văn”.