Giới thiệu chung

Giới thiệu chung

Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

thành lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng, chăm sóc cây cao su tại thôn 11, xã Đăk Ruồng

Ngày 04/11/2023 và ngày 05/11/2023, Hội Nông dân xã Đăk Ruồng quyết định thành lập 02 Tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng, chăm sóc cây cao su tại Kon Tuh và Kon BĐeh, thôn 11,  xã Đăk Ruồng.

Mục đích hoạt động của tổ hội nông dân nghề nghiệp:

- Đoàn kết, tập hợp các hội viên nông dân cùng sản xuất, kinh doanh trồng, chăm sóc cây cao su và tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho hội viên.

- Tập hợp nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của hội viên để phản ánh với các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức Hội Nông dân và các cơ quan có thẩm quyền về những chủ trương, chính sách, những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình xây dựng Nông thôn mới - Đô thị văn minh.

Tổng diện tích Tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng, chăm sóc cây cao su thôn 11 – Kon BĐẻh đang trồng, chăm sóc là 13 ha; Tổ hội thôn 11 - Kon Tuh là 19,5 ha. 01 ha cao su bình quân từ 500-550 cây. Cứ 10 cây cao su khai thác được 01 kg mủ. Thời điểm được giá nhất, 1kg mủ cao su có giá từ 13.000 đồng - 15.000 đồng, như thế mỗi ha một ngày cho thu nhập từ 600-800 ngàn đồng. Mủ cây cao su cho thu hoạch 8 tháng trong năm. Vốn đầu tư cho 01 ha cao su từ khi khai hoang cho đến khi khai thác (khoảng 7 năm) ước chừng 40 triệu đồng. Trong 3 năm đầu, diện tích trồng cao su có thể trồng xen cây ngắn ngày tăng thêm thu nhập như cây mỳ, đậu, bắp… Tuổi thọ trung bình cây cao su trên 30 năm, sau khi hết thời gian thu hoạch mủ có thể thu hoạch gỗ cây cao su sử dụng sản xuất đồ gỗ.

Số hộ hội viên tham gia Tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng, chăm sóc cây cao su thôn 11 – Kon BĐẻh là 9 thành viên 18 lao động, số hội viên Tổ hội thôn 11 - Kon Tuh là 12 thành viên với 24 lao động tham gia vào việc trồng, chăm sóc cây cao sucác thành viên Tổ hội đa số đều là đồng bào DTTS.

Kết quả bước đầu từ chỗ sản xuất, trồng trọt đơn lẻ, tổ hội trồng, chăm sóc cây cao su sẽ góp phần mở rộng quy mô sản xuất, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây cao su. Đồng thời tiếp cận được quá trình cung ứng vật tư, … với mức giá cạnh tranh hơn so với đầu tư đơn lẻ. Từ đó nâng cao hiệu quả trồng trọt so với trước.

Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho hội viên các tổ hội nghề nghiệp, tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng, chăm sóc cây cao su theo hướng hữu cơ. Ở lĩnh vực vốn, bên cạnh nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, hội tiếp tục phối hợp với các ngân hàng giúp Tổ hội trồng, chăm sóc cây cao su tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng mô hình, qua đó kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, hỗ trợ kịp thời; đồng thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong triển khai, thực hiện.


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 35
Hôm qua : 51
Tháng 10 : 415
Tháng trước : 787
Năm 2024 : 11.525
Liên kết cột trái